NHỮNG LOẠI NHỰA NÀO CÓ THỂ TÁI CHẾ ?

Nhựa là vật liệu sản xuất của nhiều loại đồ dùng quan trọng trong đời sống thường ngày như: chai nhựa, hộp nhựa,… Là loại vật liệu có chi phí và công năng rất hợp lí, nhưng việc sử dụng và quản lí sản phẩm từ nhựa chưa đúng cách đã gây ra nhiều hệ luy cho cả con người và hệ sinh thái. Những lời kêu gọi với các khẩu hiệu “tái sử dụng đồ nhựa” cũng ngày càng phổ biến, tuy nhiên nhựa vẫn là sản phẩm từ hóa học, việc tái sử dụng không đúng cách sẽ mang lại những tìm ẩn khó lường.

bai 1

Mã SPI là gì ?

Mã SPI (Society of the Plastics Industry) là một hệ thống mã số được sử dụng để phân loại các loại nhựa khác nhau dựa trên tính chất và khả năng tái chế của chúng. Nhựa có rất nhiều biến thể, vì vậy từ lâu các nhà sản xuất chính chuyên sẽ thường in kèm những kí hiệu hình tam giác cùng với một chữ số bên trong (Mã SPI) lên vị trí bất kì nào đó của sản phẩm. Nhằm gửi thông điệp chính xác đến người tiêu dùng về loại nhựa mà họ đang sử dụng từ đó quyết định có nên tái chế, tái sử dụng mẫu sản phẩm đó không.

bài 1.1.2

 

Nhìn tổng quát thì nhựa sẽ  có đến hàng nghìn loại mang nhiều tính chất khác nhau. Tuy nhiên để an toàn cho đời sống, các sản phẩm tiêu dùng nhanh đều chỉ được phân vào 7 nhóm. Tuy nhiên không phải loại nhựa nào cũng có thể tái chế hoặc tái sử dụng

bai 1.1.3

Nhựa PET (1)

Bạn có thể tìm thấy ký hiệu này ở phần lớn các sản phẩm tiêu dùng hiện như như: chai, bao bì,… Theo các báo cáo khoa học chính thông nhựa PET/ PETE là loại an toàn đối với thực phẩm và đồ uống. Trong thực tế các bạn có thể tái sử dụng nhiều lần tuy nhiên theo khuyến cáo của các nhà khoa học, chai nhựa PET chỉ nên được sử dụng 1 lần vì việc tái sử dụng nhiều lần mà chưa qua xử lí kĩ có thể sẽ gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn và giải phóng các chất độc có khả năng gây ung thư như: Antimony, Phthalates,… 

bai 1.1.4

 

Nhựa HDPE (2)

Là loại được sử dụng trong sản xuất: đường ống dẫn nước, bao bì mỹ phẩm, vỏ chai cho các chất hóa học,.. Sản phẩm HDPE chịu được cả nhiệt độ thấp và cao, có khả năng chống mài, chịu được nhiều loại hóa chất mạnh. Là nhựa an toàn nhất đối với người sử dụng. Khi tái chế HDPE nhường như không phân hủy hoặc tạo ra các chất nguy hiểm đối với môi trường. Chúng hoàn toàn có thể tái chế và sử dụng như nhựa nguyên sinh. 

bai 1.1.5

 

Nhựa V hoặc PVC (3) 

PVC là nhựa tổng hợp được sản xuất rộng rãi thứ 3 trên thế giới. Dạng cứng của PVC được sử dụng trong xây dựng đường ống, cửa ra vào, cửa sổ, bao bì phi thực phẩm, các loại thẻ như thẻ ngân hàng, thẻ từ…. vì là nhựa tổng hợp chứ không phải nhựa nguyên sinh nên bên trong PVC có chứa các chất phụ gia hóa học nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các chất phụ gia độc hại này có thể thoát ra ngoài hoặc bay hơi vào không khí theo thời gian gây nguy hại đặc biệt đối với trẻ em. PVC nhường như không thể tái chế được, do đó đây là loại chúng ta phải hạn chế sử dụng ở mức ít nhất có thể. 

 

bai1.1.6

Nhựa LDPE (4)

Nhựa LDPE là một loại nhựa linh hoạt, dẻo, có khả năng cách điện tốt, kháng được với nhiều hóa chất, điều này làm cho nó thích hợp cho việc đựng các chất lỏng hóa học hoặc thực phẩm. Nhựa LDPE thường được sử dụng trong các sản phẩm như: túi nilon, bao bì mềm, túi đóng gói thức ăn đông lạnh, bao bì cho thực phẩm đóng hộp, đồ chơi trẻ em,…   Nhựa LDPE có thể được tái sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tái sử dụng nhựa LDPE có thể hạn chế do tính chất của nó. Sự co giãn và mềm dẻo của LDPE có thể làm cho sản phẩm tái sử dụng mất đi tính chất ban đầu sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, việc tái sử dụng sản phẩm nhựa LDPE cần phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo an toàn và đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm tái sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tái sử dụng nhựa LDPE có thể hạn chế do tính chất của nó. Sự co giãn và mềm dẻo của LDPE có thể làm cho sản phẩm tái sử dụng mất đi tính chất ban đầu sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, việc tái sử dụng sản phẩm nhựa LDPE cần phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo an toàn. 

bai1.1.7

Nhựa PP (5) 

PP là một loại nhựa cứng tổng hợp, có tính linh hoạt, chịu nhiệt tốt, độ an toàn cao vì vậy được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau. Nhựa PP có tính chất chống hóa chất tốt và khả năng cơ học ổn định, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến trong ngành công nghiệp và sản xuất hàng ngày. Nhựa này thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như: hộp đựng đồ dùng, bao bì công nghiệp, chai nước, bình đựng (nhớt, hóa chất,..), bàn, ghế, giá đỡ,…  Nhựa PP có thể tái sử dụng, nhưng tính linh hoạt của nó không cao bằng những loại nhựa khác như LDPE hoặc HDPE. Tuy nhiên, nó vẫn có thể được tái sử dụng trong một số ứng dụng như túi đựng thực phẩm hoặc hộp đựng.

bai1.1.8

Nhựa PS (6) 

Nhựa PS (Polystyrene) là một loại nhựa polymer có tính dẻo và trong suốt.Tùy thuộc vào cấu trúc và quá trình sản xuất, nhựa PS có thể tồn tại ở hai dạng chính: 

  • GPPS:  Dạng này có tính trong suốt và bóng, thường được sử dụng cho các ứng dụng cần tính thẩm mỹ cao như hộp đựng, sản phẩm trong suốt.
  • EPS:  Dạng này được mở rộng bằng khí để tạo ra các sản phẩm cách nhiệt và nhẹ hơn, như hộp xốp, li nhựa, chén nhựa, sản xuất các sản phẩm cách nhiệt như tấm cách nhiệt cho ngôi nhà, ống cách nhiệt, v.v.

Nhựa PS khá khó tái sử dụng trực tiếp, có khả năng chịu lạnh và nhiệt độ cao, tuy nhiên, ở nhiệt độ cao, nhựa PS có thể phát ra các hợp chất độc hại có thể gây ra vấn đề về sức khỏe như vô sinh hoặc ung thư. Vì vậy, để tránh rủi ro này, hãy hạn chế việc đặt thực phẩm trong các hộp nhựa loại này và thay vào đó, chúng ta nên đổ thực phẩm ra tô, chén trước khi hâm nóng.

 

bai1.1.9

Nhựa OTHER (7) 

Số 7 trong hệ thống mã số nhựa thường được sử dụng để đại diện cho các loại nhựa không nằm trong các mã số từ 1 đến 6. Những sản phẩm thuộc mã số 7 thường là các loại nhựa hỗn hợp hoặc không rõ nguồn gốc chính xác của chúng. Trong đó nổi bật và được sử dụng nhiều nhất là: nhựa PC, Tritan và BPA: 

bai1.1.10

Nhựa PC (Polycarbonate): Thường được áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp, nhựa PC cũng có xuất hiện trong các sản phẩm thường ngày như chai đựng nước và chai chứa thực phẩm tiệt trùng. Tuy nhiên, điều cốt yếu là bạn cần hạn chế việc tái sử dụng hoặc tái chế bất kỳ sản phẩm nào làm từ loại nhựa này trong việc sử dụng hàng ngày.

Tritan: Tritan có đặc tính trong suốt tương tự như thủy tinh và khả năng chống vỡ đáng kể ngay cả khi rơi, đem lại sự bảo đảm về sức khỏe cho người sử dụng. Loại nhựa này thường được áp dụng để sản xuất bình đựng nước, hộp đựng thực phẩm và ly đựng nước,…

bai1.1.11

BPA (Bisphenol A): BPA là một hợp chất có tác dụng trong việc tạo nhựa polycarbonate, thường xuất hiện trong các sản phẩm như hộp nhựa và hộp đựng thực phẩm. Có các nghiên cứu từ các chuyên gia cho thấy, việc sử dụng sản phẩm chứa BPA ở liều lượng cao có thể có hại cho sức khỏe. Vào năm 2014, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Hoa Kỳ (FDA) đã phát hành bản báo cáo mới nhất, xác nhận mức tiếp xúc tối đa là 50 µg/kg (tương đương khoảng 23 µg/lb) hàng ngày, và rút ra kết luận rằng BPA có thể an toàn ở mức được phép. Vì vậy, khi bạn lựa chọn thực phẩm, hãy ưu tiên chọn những sản phẩm có đề mục “BPA Free” để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.

Kim Huân đã gửi đến bạn đọc chi tiết chức năng, cái lợi và hại của từng loại nhựa trong nhóm 7 loại nhựa thường được sử dụng trong đời sống. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *